Nhưng đằng sau ông, vấn đề vẫn chưa xong. Người khen ông rất nhiều. Kẻ chê ông cũng lắm. Dù khen hay chê, mọi người đều phải công nhận tài năng âm nhạc của ông. Cái đó đã hẳn. Không bàn ở đây. Vấn đề đang tranh cãi được đặt ra ở đây: Trịnh Công Sơn chỉ là nạn nhân đi giữa hai lằn đạn? Như ông Trịnh Cung và một số người đã nêu.
Người viết bài này có dịp gần gũi và sống chung với Trịnh Công Sơn một thời gian, từ năm 1962 đến 1967, nên biết được đôi điều về cuộc đời thường của nhạc sĩ họ Trịnh này. Nhân ngày ông qua đời, một số thân hữu yêu cầu tôi viết lại những kỷ niệm vui buồn với người quá cố để anh em hiểu thêm về một thiên tài âm nhạc.
LTS. Giáo sư Nguyễn Tấn Hùng là cựu học sinh trường Cường Đễ Qui Nhơn, 1967-1970
Chính phủ Úc đã đầu tư 1 triệu đô la Úc vào dự án xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ của Giáo sư Nguyễn Tấn Hùng.
Góp phần kiến tạo nền văn minh thứ ba của loài người (Third Civilization) với những bước đột phá mang tầm vóc thế kỷ XXI, những nhà khoa học gốc Việt khắp nơi đang từng ngày nỗ lực đóng góp trí tuệ nhằm thay đổi chất lượng cuộc sống của nhân loại.
Các nhà sáng chế, nghiên cứu người Việt ghi dấu ấn trải dài trong một loạt lĩnh vực chủ chốt được thế giới công nhận: từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo khi đồng hành cùng sự ra đời công nghệ thực tế ảo; tác giả của nhiều phát minh ứng dụng đa dạng như dập lửa bằng âm thanh, sơn chống đạn; đến lĩnh vực y sinh với khám phá ra mã gen ức chế ung thư; hoặc ngành vật lý không gian khi phát hiện ra thiên hà lùn. Mới đây, một Việt kiều Úc, Giáo sư Nguyễn Tấn Hùng lại được ghi danh khi Tạp chí Australian Anthill xếp phát minh của ông vào tốp 3 trong danh sách “100 phát minh hàng đầu Úc”.
LTS : Nhiều học sinh Trường Quốc Học Quy Nhơn hiện nay và cả những cựu HS Trường Cường Để Quy Nhơn vẫn chưa thực sự biết rõ tiền thân của ngôi trường nổi tiếng mình đã , đang theo học. BBT Xin trích đăng bài viết của bạn VXĐ trên trang cuongdequynhon.wordpress.com nhằm cung cấp thêm thông tin lịch sử tiền thân của Trường Cường Để Quy Nhơn để rộng đường dư luận ,nhằm khẳng định lại tên tuổi của ngôi trường công lập nổi tiếng ở Quy Nhơn này .
Trường Cường Để Quy Nhơn
Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), tất cả học sinh, sinh viên các trường học của miền Nam trước đây được tiếp tục trở lại trường để tiếp tục việc học của mình trong một không khí hòa bình, nhân ái và đón chào một nền giáo dục mới không có tiếng súng đạn, không phải âu lo chuyện trở thành lính tráng cận kề giữa cái chết và sự sống như trước nữa. Học trò ở Bình Định nói chung, Quy Nhơn nói riêng cũng thế, nhưng những tên gọi như "Trung học Cường Để", "Nữ Trung học Ngô Chi Lan", "Trinh Vương", "Vi Nhân", "Tư thục Tây Sơn" hay "Nhân Thảo", "Bồ Đề", "Tăng Bạt Hổ", "Trung học Kỹ thuật" v.v... vốn dĩ đã quen thuộc không tồn tại nữa mà thay vào đó bằng những tên gọi mới: "Trường cấp III Quang Trung", "Trường cấp III Trưng Vương". Học sinh (và cả người dân) Qui Nhơn – Bình Định đón nhận những danh xưng trường lớp mới với một chút ngỡ ngàng, xao xuyến; đặc biệt là với những học sinh các trường "Cường Để", "Nữ trung học Ngô Chi Lan", nhưng họ hân hoan tiếp bước đến trường để tiếp tục việc học tập, hoạch định tương lai của mình, để đón nhận đường hướng giáo dục mới và dù tên trường có đổi thay, song nó được mang tên những anh hùng dân tộc, những người con kiệt xuất của quê hương Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước.
Nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1974-2014) của các bạn Cường Để 67-74, ban tổ chức sẽ đặt làm một tặng phẩm lưu niệm nho nhỏ xinh xinh bằng kim loại in màu là tấm huy hiệu Cường Để 67-74 (đeo túi áo), kích thước 30 x 40 cm như hình dưới đây.
Hoài Nhơn, Qui Nhơn, Qui Ninh là địa danh qua các thời kỳ của tỉnh Bình Định ngày nay, một vùng đất có nhiều gắn bó với việc ra đời và phát triển chữ Quốc ngữ, là nơi phôi thai chữ Quốc ngữ (1618-1622), và là một trong ba nơi có cơ sở in sách Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam: Nhà in Làng Sông.
Việc cấm đạo vốn đã có từ thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, đến thời Tự Đức lại càng dữ dội, khắc nghiệt hơn. Nhưng sách vở truyền đạo vẫn tiếp tục ra đời, chữ Quốc ngữ vẫn cứ thế phát triển theo quy luật tất yếu của ngôn ngữ. Hậu bán thế kỷ XIX, nhu cầu của cuộc sống đòi phải có nhà in. Do đó, một số nhà in của các giáo phận được thành lập. Các loại sách, bao gồm các loại kinh sách, truyện, giáo khoa…bằng chữ quốc ngữ được in và lan truyền nhiều hơn.
Ba nhà in sách quốc ngữ đầu tiên ở Việt nam là: Nhà in của giáo phận Tây Đàng Trong – nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú, Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và nhà in Làng Sông (Qui Nhơn) của giáo phận Đông Đàng Trong được đặt tại Tiểu Chủng Viện Làng Sông, ngày nay thuộc thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Viết một bản nhạc, soạn hòa âm, phối khí trên máy vi tính với một phần mềm làm nhạc như SIBELIUS 3.1.3 là điều không mới so với sự phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng như quốc tế. Tôi, người đi sau, may mắn được một nhạc sĩ là bạn thân hướng dẫn lại cách sử dụng phần mềm này.
Trong chương trình văn học nghệ thuật tuần này, Mặc Lâm gửi đến quý vị cuộc mạn đàm với nhà thơ nữ Trần Mộng Tú xoay quanh việc sáng tác của nhà thơ hơn ba chục năm qua.
Bà Trần Mộng Tú từng là thư ký cho hãng thông tấn AP ở Sài Gòn trước năm 1975. Sang Mỹ, bà cộng tác với báo Los Angeles Time và tiếp tục sáng tác trong hai lĩnh vực thơ và tản văn. Bà có nhiều tác phẩm xuất bản tại hải ngoại và tác phẩm mới nhất vừa ra mắt là tập tạp văn: "Mưa Saigon, Mưa Seattle".
Khi một người thân trong gia đình mất thì những người trong gia đình cần phải lo tẩm liệm, không nên để cho người xa lạ làm công việc này. Vì để cho người xa lạ tẩm liệm người thân của mình, có điều chi không vệ sinh họ sẽ nói thế này thế khác, không tốt và rất tội nghiệp cho người thân của mình.
Cho nên trách nhiệm những người trong gia đình khi có người thân mất thì phải tẩm liệm và an táng cho chu đáo đừng để người bên ngoài làm việc này. (Ở nước ngoài, mọi việc tẩm liệm này đều do Công Ty Mai Táng thực hiện).
Trong gia đình có người thân mất thì mọi người phải bình tĩnh, sáng suốt, và cần phải làm những việc như sau:
Thuở xưa có vị Thiền Sư sống nơi thâm sơn cùng cốc, ăn rau rừng, uống nước suối nhưng đầy đủ đạo vị.
Một dip tình cờ, Thiền Sư nhặt được đứa bé bị bỏ rơi bên bờ suối. Sư đem về nuôi dạy, chăm sóc với lòng từ ái, yêu thương .
Sống trong hang động thiên nhiên cùng chim chóc, thú rừng, xa hẳn với thế giới loài người. Trong các thú rừng thầy dặn đứa bé (nay đã lớn thành Chú Tiểu) rằng con cọp hung ác lắm, nó thường ăn thịt người! Chú Tiểu nghe thầy nói, nhưng chưa từng thấy hình dáng con cọp ra sao.
I have been learning Yan-style Tai Chi for a while, and obtained a Chinese book, namely, Tai Chi Chuan, the complete collection, edition 1980, and followed this book's instructions to do Tai Chi exercises. While following the detailed instructions, I have translated them into Vietnamese to make sure I understood it right. This translation is the by-product of what I have been going through. Please feel free to use it. However, I take no responsibility for, nor right to, this translation whatsoever. Please send comments to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.