Ngày 27 tháng 4 năm 2020, vào khoảng trưa, điện thoại reo. Bên kia đầu dây giọng quen thuộc của Đường Anh Đồng, đương kim Hội Trưởng Hội Tây Sơn Bình Định Bắc California, nhưng hôm nay có vẻ thảng thốt:
- Em Đồng đây! Anh Bích chết rồi!”
Tai tôi còn thính, nhưng vẫn không tin mình đã nghe chính xác. Tôi hỏi lại:
- Sao? Đồng nói lại đi.
- Anh Bích chết khoảng nửa đêm về sáng hôm nay. Em vừa hay tin, vội báo cho Anh đây.
Nghe tin đột ngột, đầu óc tôi bổng trở nên hụt hẫng…
Với tôi, nói đến anh Đặng Đức Bích là cả một Khung Trời Kỷ Niệm:
Nguyên tác: Vasyl Gabor, “Potrapyty v sad,” trong “Knyha ekzotychnykh sniv ta real’nykh podii” [A Book of Exotic Dreams and Real Events], Lviv: 1999, trang 13–17. Nguyễn Sĩ Hạnh phỏng dịch từ bản dịch tiếng Anh của Patrick Corness và Natalia Pomirko, “Finding the Way to the Garden”.
(cho Natalia)
Khu vườn đã có ở đó từ lâu rồi, nhưng không ai tới được, và điều này làm cho thiên hạ mất vui vô cùng.
Những ý tưởng này chợt lóe lên trong trí nhớ của tôi, tôi biết rất rõ vì sao lại như vậy và điều này càng làm tôi thêm đau lòng. Niềm đau còn dữ dội hơn vì nơi chốn và thời điểm khi những ý tưởng này bất chợt đến với tôi. Khu vườn cũ này nằm ở ngoại ô thị trấn. Trời đang cuối thu, ấm áp gắng gượng kiểu mùa thu, và tôi đang nhặt táo chín bỏ vô cái túi lính bạc màu. Dưới những tàn cây, mặt đất phủ đầy táo trắng xóa. Dưới ánh sáng mặt trời, vỏ của những trái táo nhìn thấy mỏng tanh và trong suốt. Tôi nhớ lại là mình đã không cưỡng lại được cái cám dỗ hái táo ở trên cây, mặc dù tôi đã hứa với bà lão chủ vườn rằng tôi sẽ không làm như vậy. Tôi bứt những trái táo một cách nhẹ nhàng nhưng mấy ngón tay tôi vẫn để lại những dấu ấn nhanh chóng trở thành những vết lở lạt màu. Khi tôi ăn táo, nước táo sủi bọt trắng đục chảy ra dính bết đầy tay, nên tôi chùi tay mình lên bãi cỏ ẩm ướt gần với sát mặt đất. Đây rõ ràng là những giống táo mùa hè, mặc dù tôi chưa bao giờ thấy táo mùa hè nào mà vẫn còn trái trên cây vào cuối mùa thu, khi những đám mây tuyết màu nâu phủ đen bầu trời buổi tối chiều và cái lạnh thấu xương như thể tuyết sắp bắt đầu rơi tới nơi, và bao phủ trái cây trên cây và mặt đất.
(Đầu năm 2011, tôi dự tính sẽ làm một chuyến đi giảng dạy ở Nhật Bản, Việt Nam và vài nước lân cận vào tháng tư năm đó. Trước để giao du với sinh viên và giáo chức sở tại, sau đó đi thăm quan. Nhưng rồi đột nhiên trận động đất và sóng thần “Higashi Nihon Daishinsai” xảy ra, nên tôi không ghé Nhật mà chỉ đi Việt Nam và Thái Lan mà thôi… Tôi xin chia sẻ với các bạn một số bài thơ tôi viết vào năm 2011: một số bằng tiếng Nhật và một số bằng tiếng Việt theo thể loại Haiku; một số còn lại thuộc loại thơ ngắn khi tôi theo dõi trên mạng những đổ vỡ, tang thương do thiên nhiên và con người gây ra…)
1. san ten ichi- ichi Higashi Daishinsai owari no nai roku fun kan! (tháng ba ngày mười một! chỉ có sáu phút thôi mà hình như dài vô tận Higashi Daishinsai trùng trùng đau khổ kéo dài) (2011)
vó ngựa của nguyên mông một thời dẫm nát á âu bây giờ cháu con của đại hãn vẫn còn là kiếp du mục ngày ngày lang thang trên những thảo nguyên rìa sa mạc gobi uống sữa ngựa
Thành phố Nagasaki nhìn từ Glover Garden Nagasaki, 2014 (Photo: wikipedia.org)
Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng nghe tên Nagasaki và Hiroshima từ lâu trong những bài học về lịch sử thế giới lúc còn mài đỉnh quần trên ghế nhà trường thời trung học! Lúc về sống ở Kitakyushu, khi được dịp nghe bài hát “Nagasaki wa kiyou mo ame datta“ do ca sĩ Maekawa Kiyoshi hát; tôi cảm thấy một cái gì gần gũi với Nagasaki hơn, một phần vì tôi thích cái thơ mộng của cơn mưa trong vùng đồi núi; một phần vì Maekawa xuất thân từ Sasebo, Nagasaki; và phần chính là Nagasaki nằm ngay nơi “ngưỡng cửa” của Kitakyushu. Chỉ cần vài giờ tàu là tôi có thể đến Nagasaki hay Sasebo; nên việc đi lại khá thuận lợi. Đúng như trong bài hát, thành phố Nagasaki thơ mộng và tuyệt đẹp trong ngày mưa! Giọt mưa không nặng hạt; nhưng đủ làm ướt áo, để tóc mây ai nhỏ giọt xuống nụ cười. Nagasaki ma mị với những con dốc liêu xiêu vào những buổi chiều nắng quái. Tôi đi theo con nắng. Đi mà không có chủ đích rõ rệt nào trong đầu. Đi để quan sát. Để tìm lại mình. Để ngụp lặn trong lòng mẹ thiên nhiên vô hạn. “Yên lặng hôm nay. Giọt nắng tinh khôi/ Xuyên kẽ lá nhẹ rơi đều hơi thở/ Gió khẽ động lay nhánh cây ngờ ngợ/ Nguồn sống tái sinh. Sinh diệt luân hồi!”. Đôi lúc, tôi đứng trên sườn đồi nhìn xuống thấy thành phố bao trùm bởi một màn sương mờ ảo- một biên giới giữa thực và hư; giữa mộng mơ và hiện thực. Có lúc đứng một mình trên cầu Meganebashi khá lâu, nhìn xuống cảng. Dòng nước chảy trong leo lẻo và lặng yên hình như mang một nỗi niềm tâm sự thâm sâu mà không muốn bị khuấy động. Nhìn những con chim hải âu trắng muốt lao đầu xuống nước tìm mồi rồi lại nhao lên cao.Tung cánh bay xa để lại tiếng hót khàn khàn. Cuộc sống của mấy chú chim này tự do quá! Thanh thản quá! Tôi mơ ước một ngày nào đó mình cũng như cánh chim bay xa thật xa về một vùng trời nào đó, nơi tương lai tôi có thể nắm trong tầm tay...
San Jose, được mệnh danh là Thung Lũng Hoa Vàng, cứ đến mùa xuân hoa cải vàng đua nhau nở rộ trên các sườn đồi và những bãi đất hoang. San Joes còn có tên là Thung Lũng Điện Tử vì nơi đây quy tụ nhiều hãng xưởng lớn về Điện tử và Computer. Gọi là thung lũng vì San Jose được bao bọc bởi đồi núi và địa hình thấp dần về hướng trung tâm thành phố, tạo thành một lòng chảo. Ban đêm, thành phố lên đèn, nếu đứng ở sườn đồi nhìn xuống San Jose như một cái chảo khổng lồ rực sáng trời sao.
Vì thế San Jose, có khí hậu miền núi, ngày nóng đêm lạnh, có thể tạm nói bốn mùa thu gọn trong một ngày: buổi sáng là mùa xuân, đến trưa là mùa hè, về chiều chuyển sang mùa thu, và đêm khuya là mùa đông.
một anh hề làm tổng thống mặc áo giáp cầm súng ra trận quyết sống mái với kẻ xâm lược có những anh giống như tổng thống hay đại loại như vậy lâu lâu diễn hài trước bàn dân thiên hạ
Việt Nam có hai quần thể mang tên chùa Hương Tích, một ở Miền Trung và một ở Miền Bắc. Đường lên chùa, cả hai nơi, đều phải dùng thuyền ngược dòng suối và leo dốc vượt ngàn, mới đến được.
I - CHÙA HƯƠNG TÍCH Ở HÀ TĨNH
Trên dãy Hồng Lĩnh có 99 ngọn núi cao vút, cảnh trí đẹp đẽ và hùng vĩ, xứng đáng là “Hoan Châu Đệ Nhất Danh Lam.” Chùa Hương Tích còn gọi là chùa Tiên, nằm trên đỉnh Sư Tử núi Hương Tích, trong dãy Hồng Lĩnh, và thuộc địa phận xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa cách Hà Nội chừng 300 km về hướng Nam.
H 1: Đường lên chùa Hương Tích, Hà Tĩnh. (Ảnh của Dongson.vmvn, 2010, vi.wikipedia)